wWw.thptTamPhước.Net
Chào mừng đến với diễn đàn học sinh trường thpt Tam Phước
-----------------------------------------------------------------------------------
Click vào đây nếu bạn muốn trở thành Thành Viên của 4Rum trường THPT Tam Phước - để không phải thấy quảng cáo!
Diễn Đàn trường thpt Tam Phước luôn luôn chào đón bạn ghé thăm. Hãy cùng nhau kết nối vòng tay bè bạn với Diễn Đàn nhé!
- Mọi thắc mắc các bạn có thể post bài để mọi người cùng nhau chia sẻ và giải đáp giúp bạn.
Cảm ơn và chúc bạn có những giây phút vui vẻ trong 4Rum này!

[ Admin ]
wWw.thptTamPhước.Net
Chào mừng đến với diễn đàn học sinh trường thpt Tam Phước
-----------------------------------------------------------------------------------
Click vào đây nếu bạn muốn trở thành Thành Viên của 4Rum trường THPT Tam Phước - để không phải thấy quảng cáo!
Diễn Đàn trường thpt Tam Phước luôn luôn chào đón bạn ghé thăm. Hãy cùng nhau kết nối vòng tay bè bạn với Diễn Đàn nhé!
- Mọi thắc mắc các bạn có thể post bài để mọi người cùng nhau chia sẻ và giải đáp giúp bạn.
Cảm ơn và chúc bạn có những giây phút vui vẻ trong 4Rum này!

[ Admin ]
wWw.thptTamPhước.Net
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

wWw.thptTamPhước.Net

Diễn Đàn này không chịu sự quản lý của nhà trường, Quản trị viên tự quản lý!
 
Trang ChínhTop bài viếtGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng các bạn đến với Diễn Đàn THPT Tam Phước, bạn có thể truy cập 4Rum bằng địa chỉ sau: Http://thptTamPhuoc.Cow.vn - http://thptTamPhuoc.Net
4Rum THPT Tam Phước hoan nghênh bạn đã ghé thăm, chúc bạn có những giây phút thật Dzui dzẻ và hạnh phúc ...
Bạn nên đọc qua mục " Thông Báo & Hướng dẫn " để biết thêm thông tin và cách sử dụng Diễn Đàn.
Nếu như đây là lần đầu bạn tham gia Diễn Đàn THPT Tam Phước, bạn hãy "Đăng Kí" làm thành viên để được sử dụng Diễn Đàn ở chế độ tốt nhất nhé! 
Diễn Đàn THPT Tam Phước được thiết kế bởi Nguyễn Trần Cung học sinh lớp 11A9 trường THPT Tam Phước... với mong muốn gắn kết thế hệ trẻ của trường THPT Tam Phước lại với nhau. Mong các bạn ủng hộ mình nhé! Thanks.

Lớp học của Cô giáo ngồi xe lăn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp

Administrator
Administrator
cungvit
cungvit


Giới tính : Nam
Số bài gửi : 487
Tuổi : 31
Sinh ngày : 07/03/1993
Đến từ : trường thpt Tam Phước
Công việc : Học sinh

Bài gửiTiêu đề: Lớp học của Cô giáo ngồi xe lăn Lớp học của Cô giáo ngồi xe lăn Empty21/5/2009, 8:14 pm

Lớp học của cô giáo ngồi xe lăn




Lớp học của Cô giáo ngồi xe lăn 4_cogiao
Cô Chín chống nạng đi "gò" chữ cho từng học trò.


Người
chủ của lớp học là một cô giáo tật nguyền, không có bằng cấp sư phạm
nhưng học trò theo học rất đông, nhất là những cháu 5, 6 tuổi. Trường
mẫu giáo xã lên tiếng, Ủy ban nhân dân xã có quyết định buộc lớp ngưng
hoạt động, nhưng hơn 50 người dân đồng loạt ký tên vào đơn kiến nghị
xin giữ lại lớp.



Đó là chuyện về một lớp học đặc biệt tại xã Tam Phước, huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu).
8h, 30 cháu ríu rít theo ba mẹ đến lớp học của cô Chín, một lớp học
nhỏ xíu chỉ có vài hàng cột đỡ lấy giàn mái tôn nép dưới tán rừng tràm
lồng lộng gió biển. Vẻ mặt cháu nào cũng háo hức. Chúng ồn ã đố nhau
hôm nay cô Chín dạy chữ xong có kể tiếp câu chuyện cổ tích mà cô ngắt
ngang từ hôm trước hay không.
Buổi học bắt đầu trong lặng im, chỉ có tiếng viên phấn miết trên tấm
bảng đen đầy vết xước và tiếng gió lộng thổi bốn bề. Đang cắm cúi viết
bài, Hiếu thấy cô giáo vô tình đánh rớt cặp kiếng xuống đất liền nhanh
nhảu chạy lại lượm lên và hai tay kính cẩn đưa lại cho cô. Còn cô giáo
sau mỗi lần giảng bài, kẻ ghép vần trên bảng, lại rời chiếc xe lăn, với
lấy đôi nạng, cần mẫn đi đi lại lại, nắm tay từng học trò để sửa từng
nét chữ.
Thấy Hiếu bậm môi, đôi bàn tay nhỏ xíu cứ xiết chặt cây bút đưa từng
nét nguệch ngoạc trên trang giấy trắng tinh, cô Chín lại rời xe lăn,
lặng lẽ chống nạng đến bên nó. Bàn tay cô giáo nắm lấy bàn tay trẻ thơ
của Hiếu, "gò" cho nó những con chữ tròn xoe, thằng bé nheo mắt cười
đầy vẻ thích thú.
Người dân nơi đây đã quá quen thuộc với hình ảnh của cô Chín, 20 năm
lặng thầm cầm tay từng cô cậu bé của xã Tam Phước "ghi" vào đầu óc trẻ
thơ những con chữ đầu đời. Cô tên thật là Trần Thị Thanh, đợt bạo bệnh
năm lên ba tuổi đã cướp đi của cô đôi chân lành lặn, khi ấy hai bàn tay
của cô cũng co quắp. Nhà ở sát bên trường, nhiều lần cô bé tật nguyền
ấy phải cố giấu những giọt nước mắt lặng lẽ rơi khi nhìn thấy chúng bạn
cùng tuổi được tung tăng đến lớp.
Lên 10 tuổi, cô bé Thanh quyết định chui qua hàng rào để “bò” vào
lớp học. Những con chữ đầu tiên làm cho 5 ngón tay của cô bé sưng tấy
và nhức nhối. Mặc, những con chữ vẫn rắn rỏi hiện lên trên những tờ
giấy trắng đẫm mồ hôi của cô. Chiến tranh rồi ly tán, giấc mơ a - b - c
của cô bé tật nguyền đành dang dở. Cô theo gia đình từ Bình Định chuyển
vào sinh sống ở vùng Long Đất.
Hơn 20 năm trước, đứng trên mảnh đất Tam Phước cằn cỗi này, trong
đầu người ta chỉ quanh quẩn lo nghĩ đến miếng ăn, chuyện chữ nghĩa học
hành nghe chừng xa lơ xa lắc. Trong làng chỉ có vài người biết chữ, cô
Chín đã sớm hiểu ra rằng, cách giải thoát tốt nhất cho mỗi cuộc đời là
không để cơn đói chữ giày vò, vùi lấp tương lai. Thêm lời động viên của
người bà con làm giáo viên trường huyện, đôi nạng gỗ lập khập đưa cô
Chín lần hồi từng bước trên những nẻo đường cát cháy, đến từng mái lá
khô xác nhỏ nhẹ mời gọi mọi người cùng cô chung tay dựng lớp học.
Người hoài nghi, kẻ lắc đầu ái ngại... Nhưng rồi khoảnh sân bên hông
nhà cô cũng đầy lên nào gióng tre, gỗ ván, liếp lá... Ngày khai giảng,
cô chống nạng đứng chơ vơ giữa hai dãy bàn tre chờ đón học trò. Khi ánh
nắng đẩy dài bóng cô trên nền cát, nhác thấy một học trò đầu tiên ngơ
ngác bước vào, nước mắt cô chảy ròng trên má. 2 cháu rồi 5 cháu, từ cái
tâm của một cô giáo nghiệp dư ở xã nghèo dần dần đã hình thành một lớp
học.
Dù nắng gió hay mưa bão không buổi học nào không có hàng chục học
sinh đến học. Bà con phụ huynh khi đó cũng có đủ mọi cách để đóng học
phí cho con. Người đem đến cân khoai, xâu cá. Sang hơn, có người lên
chợ huyện mua tặng cô hộp phấn. Của ít, lòng nhiều, ai cũng muốn bày tỏ
lòng biết ơn cô, mong cô yên tâm dạy dỗ con cái họ.
Một lần, có cậu bé học được vài ngày rồi... chán. Cô giáo tật nguyền
phải lặn lội đến tận nhà cậu xa hàng chục cây số để thuyết phục cậu đến
lớp. Cô nói con người ta có chữ mới không bị đói, không bị rách, mới có
thể có một cuộc sống theo ý mình. Cô không muốn những đứa trẻ vùng này
lớn lên mà không biết chữ. Động cơ của việc mở lớp của cô chỉ đơn giản
là vậy. Ngoài việc học hỏi kiến thức giảng dạy từ người bà con làm giáo
viên, cô Chín đã tự mày mò học trên sách báo để nâng cao trình độ. Đêm
đêm cô chong đèn soạn giáo án cho buổi dạy tiếp theo.
Thú vị nhất là những bài học về đạo đức do cô tự soạn, nó vừa có
những bài học làm người, vừa có dẫn chứng bằng những câu chuyện của
người xưa, chuyện cổ tích và chuyện hôm nay. Ngoài học chữ, cô Chín còn
dạy học sinh nghị lực vượt khó mà chính bản thân cô là một tấm gương.Có
người mẹ đến đón con sớm, dựa cột nghe cô kể chuyện rồi cũng hể hả cười
cùng con mình cho đến khi tan học.
Đến lúc Long Đất tách ra thành hai huyện: Long Đất và Long Điền, cô
chuyển nhà, chuyển lớp từ ấp 4 ra gần mặt lộ xã Tam Phước. Bà con phụ
huynh lại lốc thốc dắt con mình theo cô về lớp mới nằm trên khoảng sân
sau nếp nhà, nơi hai chị em cô trú ngụ. Các bô lão trong vùng khẳng
định rằng, nhiều người Tam Phước này biết chữ cũng nhờ sự tận tụy của
cô Chín, nay học trò của cô Chín có nhiều người đã trở thành kỹ sư, bác
sĩ, nhiều người trở về xây dựng quê hương, vẫn giữ đạo lý “nửa chữ cũng
là thầy”.
Tồn tại hay không tồn tại?
Ông Kiều Văn Lý, Chủ tịch xã Tam Phước cho biết hiện nay xã có hơn
130 cháu trong độ tuổi lên 5 nhưng đã có 60 cháu học tại lớp cô Chín.
Người ta phân trần rằng phần vì cô Chín có kinh nghiệm giảng dạy, phần
vì thương cô Chín tật nguyền. Năm 2004, Trường Mẫu giáo Tam Phước đã phải bỏ trống lớp lá vì
thiếu học sinh theo học, Phòng Giáo dục huyện Long Điền đã có văn bản
yêu cầu chính quyền xã Tam Phước can thiệp để “giải quyết” chuyện lớp
lá vắng như chùa Bà Đanh.--PageBreak--
Bà Trương Thị An, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Tam Phước cho rằng,
dưới góc độ chuyên môn, bà không tán thành lớp học này. Bà An lập luận,
trẻ ở độ 5 tuổi cần sự giáo dục có phương pháp chứ không phải chỉ dạy
đọc và viết, hơn nữa về cơ sở vật chất thì lớp học cô Chín không đúng
tiêu chuẩn sẽ khiến cho thể chất của trẻ nhỏ bị ảnh hưởng.
Đầu tháng 11/2003, Ủy ban nhân dân xã Tam Phước đã mời
cô Chín lên giải thích và thuyết phục cô ngưng dạy. Cô Chín cũng đã
đồng ý thực hiện. Nhưng cuối tháng 11/2003, hơn 50 phụ huynh trong xã Tam Phước đã đồng loạt ký tên trong lá đơn kiến nghị lên các cấp, ban, ngành trong xã xin giữ lại lớp.
Lá đơn của bà con có đoạn viết: “Cô Chín đã không cam chịu số phận
tật nguyền, cố gắng nỗ lực vươn lên. Cô đã vận dụng kiến thức sẵn có để
giúp đỡ con em trong xã và cũng đã góp phần ích lợi cho nền giáo dục xã
nhà, đã gắng sức chỉ dạy cho một số con em trong xã từ những năm nền
giáo dục xã nhà còn rất khó khăn... Tuy cô vì bệnh tật không được đào
tạo qua trường lớp, nhưng với 22 năm giảng dạy, hằng năm cô đã dạy cho
một số em học sinh bước vào lớp 1 có chất lượng và đã chiếm được lòng
ưu ái của bà con, nên bà con tin tưởng cô Chín, một lòng giao con cho
cô Chín giảng dạy”.
Anh Hòa, cựu sinh viên Trường đại học Khoa học tự
nhiên TP HCM thổ lộ: "Tôi học cô Chín từ những năm 1985 - 1986 - những
năm ở xã chưa có trường mẫu giáo - học những chữ đầu đời, những bài vỡ
lòng về đạo đức. Lớp học trò chúng tôi rất buồn khi nghe tin cô sẽ
không còn được ngồi bên bục giảng. Không biết những tháng ngày còn lại,
cô sẽ sống ra sao?". Và giờ đây, trong khi chờ đợi sự giải quyết hợp lý
của các cơ quan chức năng, lớp học “không chính thức” của cô Chín vẫn
tạm thời được “mở cửa”.
Không chỉ dạy chữ cho những cháu 5 tuổi, thời gian gần đây, cô Chín
còn kèm cặp những học sinh tiểu học trong xã. Điều đáng nói là trong số
này có nhiều học sinh là con em của thầy cô giáo, cán bộ xã. Một giáo
viên trường THPT cũng gửi con nhờ cô Chín kèm. Nhiều gia đình ở xã Tam
Phước cả hai thế hệ đều học những bài học đầu tiên từ lớp học của cô
Chín.
Trong lá đơn gửi Ủy ban nhân dân xã Tam Phước, bà Trương Thị An bày
tỏ quan điểm: “Thường cứ đến lớp lá, nhiều phụ huynh lại cho con nghỉ
học, rồi tìm thầy dạy kèm chuyên tập đọc, tập viết. Có trường hợp còn
xin cho các cháu đi học dự thính lớp 1 ở các trường tiểu học để... giỏi
hơn khi vào lớp 1 chính thức. Cho học trước, biết trước, trẻ dễ rơi vào
trạng thái ỷ lại, nhàm chán và mất dần thói quen tự học, sáng tạo”(?!).

Nhưng người dân Tam Phước lại có suy nghĩ thực tế hơn, họ muốn con
họ chuẩn bị tốt khi vào lớp 1, biết chữ trước, để khi học lớp 1 chúng
chỉ phải luyện chữ đẹp và học làm toán. Những em học sinh chậm chạp sẽ
không bị bỡ ngỡ trong việc theo cùng bạn bè và từ đó bé sẽ tự tin hơn.
Bác ba M không ngại người ta cho là mình bỗ bã, xua tay nói thẳng:
“Cho con theo lớp của cô Chín, tụi nhỏ cũng được học chữ, học nghĩa.
Tuổi này đã biết nấu cơm, coi em, học chữ xong còn có thời gian phụ ba
má lo mấy việc".
Bà Hạnh, một cư dân lâu năm ở xã Tam Phước cho biết nếu tính con
cháu trong gia đình thì đã có cả chục người là học trò cô Chín, đứa con
nào của bà vào lớp 1 cũng có học lực tốt, đạt điểm cao trong môn tiếng
Việt. Học trò cô Chín chưa bao giờ là những học sinh yếu kém.
Cô Thảo, giáo viên Trường THCS Tam Phước - có con cũng học lớp cô
Chín - nói thêm: "Cô Chín dạy không phải vì 20 ngàn học phí phụ huynh
đóng hằng tháng, số tiền ấy không đáng là bao, nhưng trên hết cô không
thể xa rời lớp học của mình. Nó đã gắn với cô như một phần máu thịt của
cô mà cô đã bỏ hơn 20 năm tâm huyết dựng nên".
Ông Kiều Văn Lý không giấu được nỗi băn khoăn: “Lãnh đạo xã cũng rất
khó xử về lớp học của cô Chín. Hiện cô đang sống cùng với người chị
tuổi cũng đã cao, lại bị bệnh hen suyễn từ nhỏ. Hai người đều già và
bệnh tật sẽ sống ra sao nếu không có nguồn thu từ lớp học. Xã cũng đã
đề xuất lên huyện để cô được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn, nhưng chắc
cũng không được là bao”.
Có lẽ nhiều người dân cũng chung suy nghĩ với ông chủ tịch. Họ đã
mang ơn cô Chín nhiều, và họ muốn từ lớp học ấy, ngoài việc con cái
mình được giao vào tay một người thầy đáng tin cậy, họ còn muốn giúp đỡ
cho chị em cô có một phương kế tồn tại. Chính vì thế mà họ đã hết lòng
bảo vệ lớp học của “cô Chín ngồi xe lăn”..
Về Đầu Trang Go down

Lớp học của Cô giáo ngồi xe lăn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
wWw.thptTamPhước.Net :: Tin tức :: Tin Tức 100*C :: Xã hội- điểm